HÌNH ẢNH

      

Chương trình phát thanh sáng 28/3/2019

Vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong đấu tranh, phòng ngừa ảnh hưởng của “cách mạng màu” trong thời kỳ hiện nay
20/09/2024 10:55:00 SA
Lượt xem: 2455

 1. Cụm từ “cách mạng màu” ra đời như thế nào?

Thời gian qua, trên khắp các phương tiện truyền thông của Việt Nam nổi lên một cụm từ mới có tên “cách mạng màu”. Đã có nhiều ý kiến bàn luận về “cách mạng màu” và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam hiện nay.

Từ những năm đầu thế kỷ 21, khái niệm cách mạng màu bắt đầu xuất hiện và được nhắc tới thường xuyên hơn. Vào thời điểm các quốc gia ở Đông Âu thuộc Liên Xô (cũ) hay ở những quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi rơi vào tình trạng bất ổn chính trị, cụm từ “cách mạng màu” (tên tiếng Anh: Colour Revolution) được phổ biến, được dùng để chỉ những phong trào chính trị, là một trong những phương thức bạo loạn, lật đổ công phu và tinh vi nhất của các thế lực thù địch. Điểm chung trong phương thức phá hoại chủ yếu của cách mạng màu là chúng nhen nhóm lên những bất mãn, những đốm lửa phá hoại để tổ chức kích động, bạo loạn. Trong đó, thế lực bên ngoài đóng vai trò “đạo diễn”, lực lượng bên trong giữ vai trò “thực thi”.

Thực tế tình hình thế giới đã có nhiều minh chứng về cách mạng màu như Philippin (năm 1983), Tiệp Khắc (năm 1989), Nam Tư (năm 2000), Grudia (năm 2003), Cưrơgưxtan (năm 2005), Libăng (năm 2005), Iran (năm 2009), Tuynidi (năm 2010), Ai Cập (năm 2011), Maidan (2014), Hồng Kông (năm 2014) và ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi: Lybia, Xyri, Angiêri, Yêmen, Marốc, Gioócđani, Arậpxêút, Ôman, Irắc… Đặc biệt gần đây tại Thái Lan, Campuchia,… là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng có những biểu hiện của cách mạng màu.

2. Bản chất của cách mạng màu

Trên các diễn đàn nổi tiếng như Threads, X (twitter), faceboook đã có nhiều cuộc tranh luận về bản chất thực sự của cách mạng màu, một trong những ý kiến nhận được nhiều sự đồng tình nhất về “cách mạng màu đó là cụm từ để chỉ việc các đối tượng lợi dụng các sự kiện chính trị để tạo ra những mẫu thuẫn trong nội bộ đất nước.

Thế những với qua điểm đó chưa thể thể hiện đầy đủ bản chất của cách mạng màu. Thực tế, “cách mạng màu” là các cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương thức bất bạo động, có sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu trong nước và thế lực bên ngoài, thông qua cái gọi là giương cao ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tuần hành, biểu tình khiến cho các hoạt động kinh tế bị tê liệt, gây bất ổn về trật tự xã hội. Ở một số nơi diễn ra cách mạng màu, Chính phủ thân Mỹ và các nước phương Tây đã hứa hẹn” sẽ mạng đến những điều tốt đẹp bằng việc đòi lại quyền dân chủ, thế nhưng thực tế lại khiến tình hình chính trị càng trở nên hỗn loạn, người bị ảnh hưởng nhiều nhất lại chính là nhân dân.

Về phương thức hoạt động của cách mạng màu chủ yếu là bằng hình thức đấu tranh bằng mít tinh, tuần hành, biểu tình phản ứng với chính quyền đương nhiệm về những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong quản lý bộ máy, về tệ nạn tham nhũng, tiêu cực; về việc thổi phồng những bất ổn xã hội và bức xúc trong nhân dân… Chính phủ rơi vào khó khăn trong kiểm soát xã hội. Từ đó, tạo nên hiểu nhầm, gây nên xung đột giữa người dân và Nhà nước, dẫn đến nguy cơ bạo loạn, bạo lực.

Về mục đích của cách mạng màu”, các thế lực thù địch bên ngoài, trong đó nổi bật là Mỹ và các nước phương Tây đã lợi dụng những mâu thuẫn về sắc tộc - xã hội - tôn giáo nhằm câu kết với những đối tượng đối lập, “kẻ cơ hội chính trị” trong nước vạch kế hoạch, thực hiện đấu tranh, dưới chiêu bài hứa hẹn tạo ra một Nhà nước mới tốt đẹp hơn, ảo tưởng về một xã hội văn minh hơn. Chúng nhằm phá hoại chế độ chính trị lâm thời và thay đổi chính trị, nắm quyền kiểm soát theo ý muốn của chúng.

Ucraina là minh chứng rõ ràng nhất cho hậu quả của cách mạng màu. Những bất ổn chính trị, những mẫu thuẫn xã hội kéo dài cho đến tận ngày đã thể hiện rõ được dã tâm và mục đích của các “thế lực bên ngoài”. Việc lật đổ chính phủ thông qua biểu tình, bạo lực là thường dẫn tới hậu quả là tranh giành quyền lực và lợi ích ngay trong nội bộ phe đối lập, đẩy đất nước lún sâu vào bất ổn kéo dài. Lợi ích lớn nhất của Mỹ và các nước phương Tây sau khi thực hiện cách mạng màu là buôn bán được vũ khí, công nghệ khí tài; cho vay nợ; xuất khẩu hàng hóa thiết yếu; khuynh đảo nền kinh tế; thiết lập chính sách có lợi cho chúng.

Là một trong những mục tiêu chính trị của các nước tư bản, trong đó có Mỹ và nhiều nước phương Tây, Việt Nam cần phải thận trọng trước những tác động của cách mạng màu, nhất là khi những biểu hiện của cách mạng màu đã bắt đầu xuất hiện ở Đông Nam Á./.

Hết kỳ I

Hiếu Chung Hiếu